Thông tin đặt hàngX
Đang lưu đơn hàng
Cập nhật giỏ hàng

Tàu composite đầu tiên đánh bắt cá ngừ đại dương

- Ngày 24.02.15
 

Tàu composite đầu tiên đánh bắt cá ngừ đại dương

Tiết kiệm nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng thấp, vận tốc gần 12 hải lý mỗi giờ, tàu composite hiện đại đầu tiên được chạy thử thành công, giúp ngư dân miền Trung bám biển xa bờ.

Tàu composite câu cá ngừ đại dương theo công nghệ hiện đại Nhật Bản mang tên VIJAS Research & Training Vessel. Tàu có công suất 350 CV, vốn đầu tư hơn 6 tỷ đồng bao gồm ngư cụ, thiết kế và công nghệ khai thác, bảo quản cá ngừ. Tàu dài hơn 18m; rộng 4,5m; đạt tốc độ trung bình gần 12 hải lý/giờ và có khả năng hoạt động an toàn trong điều kiện gió cấp 8. Ưu thế của loại tàu này là tiết kiệm nhiên liệu hơn 30% so với tàu gỗ, chi phí bảo dưỡng mỗi năm khoảng 50 triệu đồng, giá cả đóng tàu lại thấp hơn nhiều so với tàu gỗ lẫn tàu sắt.

 

Bảng điều khiển và bánh lái tàu composite được thiết kế gọn nhẹ. Ông Yukio Kikuchi, giám đốc dự án tại Việt Nam của Công ty Yanmar (Nhật Bản) cho biết, doanh nghiệp đang đầu tư thí điểm khoảng 180 tàu composite giúp ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định đánh bắt cá ngừ đại dương xuất khẩu. "Chúng tôi sẽ lập ở mỗi tỉnh 10 tổ với 60 tàu. Các đội tàu hoạt động theo mô hình công ty đánh cá cổ phần của Nhật (ngư dân được quyền chọn mua cổ phần đến 100% giá trị tàu)", ông Yukio Kikuchi nói. 

 

Các trang thiết bị máy dò, định vị, phương tiện liên lạc thông tin hiện đại. Các chuyên gia thủy sản Nhật Bản lạc quan, do chuyến biển ngắn ngày, mỗi tàu chỉ 6 lao động, các chuyên gia Nhật hỗ trợ kỹ thuật đánh bắt, bảo quản, thủy sản lại được bao tiêu với giá ổn định nên thu nhập của ngư dân sẽ tăng đáng kể so với hiện nay. 

 

Ngư cụ câu cá ngừ đại dương hạn chế tối đa cá giẫy giụa theo công nghệ Nhật Bản. Theo các chuyên gia Nhật Bản, mỗi chuyến biển đánh bắt chỉ 15 ngày, mười đội tàu thu về ít nhất khoảng 150 tấn cá ngừ đại dương.

 

Sản phẩm cá ngừ tươi nguyên con sẽ xuất bằng đường hàng không đến các phiên chợ đấu giá thủy sản ở Nhật, giá khoảng 10 USD một kg (cao gấp năm lần so với giá cá ngừ đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam hiện nay). 

 

Gian bếp nấu ăn của ngư dân trên tàu composite. Yanmar đặt mục tiêu, từ năm 2015, các tổ, đội của ba tỉnh miền Trung sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu khoảng 4.500 tấn cá ngừ đại dương sang thị trường Nhật Bản mỗi năm.

 

Hệ thống chứa nhiên liệu của tàu có dung tích đến 6.000 lít, két chứa nước ngọt khoảng 3.000 lít đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của ngư dân trong một chuyến biển, đảm bảo cho tàu hoạt động liên tục trong suốt 20 ngày. 

 

Tàu có 9 hầm bảo quản lạnh với tổng dung tích các khoang là 20m3, kết cấu cách nhiệt và kín nước, đảm bảo chất lượng sản phẩm, một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả đánh bắt. 

 

 

Từ khóa: